Giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ (trước 1150) Âm nhạc thời kỳ Trung cổ

Thánh ca truyền thống thời kỳ đầu

Bài chi tiết: Plainsong

Thánh ca (Chant hay plainsong) là loại hình nhạc tôn giáo đơn âm dành cho các nhà thờ Thiên Chúa giáo được biết đến sớm nhất.

Các giai điệu dân ca truyền thông psalm của người Do Thái Synagogue có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các khúc thánh ca Thiên Chúa giáo. Thánh ca được phát triển riêng rẽ ở rất nhiều trung tâm tại châu Âu. Ngoài những vùng quan trọng nhất là Roma, Hispania, Gaul, Milano, và Ireland, còn có những khu vực khác. Những khúc thánh ca này đều ra đời nhắm mục đích hỗ trợ cho cho các nghi lễ tôn giáo địa phương dùng trong các dịp Thánh lễ (Mass). Mỗi thời đại lại hình thành lên những khúc thánh ca và nguyên tắc cho các nghi thức riêng. Tây Ban NhaBồ Đào Nha sử dụng thánh ca Mozarabic và có ảnh hưởng tới âm nhạc Bắc Phi. Các bài thánh ca Mozarabic thậm chí còn tồn tại qua thời kỳ thống trị của Hồi giáo, mặc dù đây là một nhánh cô lập trong nhạc tôn giáo sau này đã bị mai một nhằm củng cố tính phù hợp cho toàn thể loại âm nhạc tôn giáo. Ở Milan, thánh ca Ambrosian, tên đặt theo Thánh Ambrose, trở thành chuẩn mực trong khi thánh ca Deneventan lại được phát triển ở Benevento, một trung tâm tôn giáo khác của Italia. Thánh ca Gallican được sử dụng ở Gaul và thánh ca Celt phát triển ở IrelandAnh Quốc.

Vào khoảng năm 1011 sau công nguyên các Nhà thờ Công giáo Rôma muốn tiêu chuẩn hoá Thánh lễ và thánh ca. Đây là thời điểm Roma là trung tâm tôn giáo của Tây Âu trong khi Paris là trung tâm chính trị. Những nỗ lực cho việc tiêu chuẩn hoá chủ yếu bao gồm việc kết hợp thánh ca của hai vùng Roma và Gallic. Hình thức thánh ca này được biết đến với cái tên Thánh ca Gregorian. Vào thế kỷ 12 và 13, thánh ca Gregoria phát triển lấn át tất cả các thể loại thánh ca khác của châu Âu ngoại trừ thánh ca Ambrosian ở Milan và thánh ca Mozarabic ở một số khu vực đặc biệt thuộc về nhà thờ Tây Ban Nha.

Nhạc phức âm thời kỳ đầu: Organum

Bài chi tiết: Organum

Khoảng cuối thế kỷ 9, ca sĩ ở các tu viện như St. Gall tại Thuỵ Sĩ bắt đầu thử nghiệm với việc thêm yếu tố khác vào trong thánh ca, thường thấy nhất và một giọng khác hát song song hầu hết cao hơn bè ban đầu một quãng bốn hoặc năm đủ. Thể loại nhạc này được gọi là organum và đại diện cho hình thức hoà âm và đặc biệt và đối âm sơ khai. Trải qua nhiều thế kỷ, organum phát triển theo rất nhiều hướng khác nhau.

Một trong những hình thức phát triển đáng chú ý nhất của thể loại nhạc này là sự ra đời của "florid organum" vào khoảng năm 1100, đôi lúc được dọi là Trường học Thánh Martial (đặt theo tên một tu viện ở Trung Nam nước Pháp, nơi còn lưu giữ những bản nhạc phổ viết tay tốt thất của thể loại nhạc này). Trong "florid organum" bè gốc được hát ở những nốt dài trong khi một giọng kèm theo sẽ hát rất nhiều nốt theo mỗi một nốt chính, thường theo lối rất tỉ mỉ, tất cả nhằm nhấn mạnh hoà âm đủ (quãng bốn, năm, và tám), như trong hình thức organum ban đầu. Những bước phát triển tiếp theo của thể loại nhạc này diễn ra ở Anh, nơi các quãng ba được đặc biệt ưu ái, và nơi các bản organum hầu như được ứng tác trên những điệu thánh ca có sẵn, và ở Notre Dame, Paris, nơi trở thành trung tâm của các hoạt động sáng tạo âm nhạc trong suốt thế kỷ 13.

Rất nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời trong giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ là vô danh. Một số có thể có tên thì hầu như là của các nhà thơ hoặc những người viết lời bài hát trong khi làn điệu dựa trên đó họ phổ lời lại được viết bởi người khác. Vai trò của nhạc đơn âm trong thời kỳ trung cổ không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, những bản nhạc viết tay từ thời kỳ này còn tồn tại đến ngày nay bao gồm Musica Enchiriadis, Codex Calixtinus của Santiago de Compostela, và Winchester Troper.

Để biết thêm thông tin về các nhà soạn nhạc, nhà thơ trong giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ mởi tìm tư liệu về Giáo hoàng Grêgôriô I, Thánh Goderic, Hildegard xứ Bingen, Hucbald, Notker Balbulus, Odon thành Arezzo, Odon thành Cluny, và Tutilo.

Kịch tôn giáo

Bài chi tiết: Kịch tôn giáo

Một loạt hình âm nhạc truyền thống khác của châu Âu ra đời vào thời Thượng kỳ Trung cổ là kịch tôn giáo. Ở hình thức nguyên thuỷ, thể loại này có thể đại diện cho loại hình kịch La Mã kết hợp với những câu chuyện trong Kinh thánh – chủ yếu là từ truyền thuyết Gospel, Passion, và các vị Thánh của Thiên Chúa giáo. Ở mỗi vùng miền của châu Âu lại có một hình thức nhạc kịch hoặc bán nhạc kịch truyền thống riêng ra đời trong thời Trung cổ, trong đó có sự kết hợp giữa diễn xuất, lời thoại, hát và các nhạc cụ chơi kèm theo một hình thức nào đó. Những vở kịch này có thể được biểu diễn bởi các diễn viên và nhạc sĩ lưu động. Rất nhiều trong số đó đã được bảo tồn khá tốt để ngày ngay chúng ta có thể phục dựng lại được chẳng hạn Ludus Danielis ("Vở kịch của Daniel") mới được thu hình gần đây.

Goliard

Bài chi tiết: Goliard

Goliard là những nhạc sĩ-thi sỹ lưu động của châu Âu thời kỳ từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 13. Hầu hết trong số họ là các học giả hoặc tu sỹ, và họ viết cũng như hát bằng tiếng Latin. Mặc dù rất nhiều bài thơ thời kỳ này còn tồn tại đến nay nhưng phần nhạc thì còn lưu giữ được rất ít. Rất có thể loại hình này có ảnh hưởng tới thể loại nhạc truyền thống troubadour—trouvère ra đời sau đó. Hầu hết phần lời thơ về đề tài thế tục, trong khi một số ca khúc thể hiện những ý tưởng tôn giáo, một số khác lại đả kích các thói rượu chè, trác táng, dâm đãng. Họ là những người phản đối những mâu thuẫn ngày càng tăng trong Giáo hội, chẳng hạn như sự thất bại của các cuộc thập tự chinh và lạm dụng tài chính, thể hiện bản thân thông qua thơ, bài hát và hiệu suất.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âm nhạc thời kỳ Trung cổ http://www.ancientfm.com http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1557536/... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/36198/Ar... http://www.datehookup.com/content-the-development-... http://www.grovemusic.com/ http://www.johnlutheradams.com/interview/endsofthe... http://www.pandora.com/stations/029fc71e0bc1d51847... http://www.schoyencollection.com/music.html http://www.thefreedictionary.com/organum http://www.burg-fuersteneck.de/fortbildung/mittela...